Kế hoạch chuyển số trên địa bàn xã Ái Thượng năm 2023

Ngày 10/01/2023 00:00:00

KẾ HOẠCH Chuyển đổi số trên địa bàn xã Ái Thượng năm 2023

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ ÁI THƯỢNG

Số: 07 /KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ái Thượng, ngày 05 tháng 01 năm 2023

KẾ HOẠCH

Chuyển đổi số trên địa bàn xã Ái Thượng năm 2023

Căn cứ Quyết định số 176/QĐ-UBND, ngày 10/01/2022 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Thực hiện kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 21/02/2022 của UBND huyện Bá Thước kế hoạch chuyển đổi số cấp huyện thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Thực hiện kế hoạch số 210/KH-UBND ngày 08/7/2022 của UBND xã Ái Thượng về thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn xã thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

UBND xã Ái Thượng ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn xã với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Chuyển đổi số là xu thế tất yếu và rất cần thiết nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, sức cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm, các doanh nghiệp và cả nền kinh tế của xã. Là phương thức để thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh; nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng, hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền

- Chuyển đổi số là nhiệm vụ chiến lược, xuyên suốt, vừa cấp bách, vừa lâu dài; cần phải có lộ trình, bước đi phù hợp, vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi người dân; đồng thời, phải tận dụng tối đa cơ hội, điều kiện thuận lợi để đi nhanh, đi trước, không để bị tụt hậu.

2. Yêu cầu

- Chuyển đổi số phải được thực hiện đồng bộ, liên thông, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân; lựa chọn một số đơn vị, ngành, lĩnh vực trọng điểm, có lợi thế để thực hiện thí điểm chuyển đổi số, sau đó tổ chức đánh giá, nhân ra diện rộng; ưu tiên xây dựng chính quyền số để thúc đẩy, dẫn dắt phát triển kinh tế số, xã hội số.

- Chuyển đổi số phải thực hiện trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa, huy động đa dạng các nguồn lực để đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng, nâng cao năng lực chuyển đổi số của xã, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và toàn xã hội; phải huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tổ chức thực hiện đồng bộ ở các ngành, các cấp và sự tham gia của toàn dân để bảo đảm cho sự thành công của chuyển đổi số trên địa bàn xã.

II. NỘI DUNG

1. Đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền và hoạt động của các cơ quan, đơn vị; tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của các ban ngành, các sản phẩm, các doanh nghiệp và nền kinh tế của xã; tạo nền tảng để thúc đẩy hình thành và phát triển các ngành, lĩnh vực mới, đẩy nhanh tiến trình xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, tiến bộ; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh.

2. Các chỉ tiêu năm 2023

- Phấn đấu hoàn thành chuyển đổi số theo kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 21/02/2022 của UBND huyên Bá Thước và Kế hoạch số 210/KH-UBND ngày 08/7/2022 của UBND xã Ái Thượng về chuyển đổi số thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa.

- 100% hồ sơ công việc được trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử trên địa bàn xã (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- 70% các dịch vụ công trực tuyến liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh, huyện; được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 70% trở lên; tối thiểu 95% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

- 80% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND Tỉnh, Chủ tịch UBND Tỉnh, UBND Huyện, Chủ tịch UBND Huyện được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, huyện, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

- 20% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

- Lựa chọn 03 thôn trên địa bàn xã thực hiện chuyển đổi số, đạt chỉ tiêu tối thiếu 10%.

- 70% người dân trên địa bàn xã (trên 15 tuổi) tiếp cận và sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin như: PC-Covid, Sổ sức khỏe điện tử, Ứng dụng định danh điện tử VneID, Ứng dụng Mobile banking; mạng xã hội như Zalo, Face Book…

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền xã, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể để đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn toàn xã.

- Cấp ủy đảng, chính quyền quán triệt, triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chủ trương, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh, huyện về chuyển đổi số. Rà soát, bổ sung hành lang pháp lý cho việc thực hiện chuyển đổi số.

- Ưu tiên bố trí ngân sách và huy động các nguồn lực để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và của toàn dân về sự cần thiết, tính cấp thiết của việc chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân nhân tích cực tham gia thực hiện chuyển đổi số ở các địa phương, bộ phận

2. Huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư hạ tầng số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

- Tranh thủ tối đa các nguồn lực, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trên địa bàn xã. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông đầu tư phát triển hạ tầng băng thông rộng cố định, nâng cấp hạ tầng mạng di động 4G, phát triển hạ tầng mạng di động 5G.

- Duy trì Cổng dịch vụ công của xã theo hướng cung cấp dịch vụ số, kết nối, tích hợp với cổng dịch vụ công quốc gia, cổng thanh toán trực tuyến quốc gia; thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên thiết bị di động thông minh tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ công.

- Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình xử lý hồ sơ trên môi trường mạng; thực hiện gửi, nhận văn bản, báo cáo điện tử tích hợp chữ ký số của các cơ quan Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể. Nâng cấp, bổ sung, hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo của xã, kết nối liên thông với hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, huyện.

3. Phát triển xã hội số, góp phần xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

- Đẩy mạnh phổ biến kiến thức về công nghệ số, chuyển đổi số, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số cho cán bộ, công chức, viên chức, chủ doanh nghiệp và người dân; triển khai phổ cập các ứng dụng trong xã hội như: thông tin số, y tế số, giáo dục số, các dịch vụ an sinh xã hội số.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trên một số lĩnh vực để thúc đầy phát triển xã hội số:

4. Tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng và bảo mật thông tin trong thực hiện chuyển đổi số.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện vả xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trên không gian mạng, nhất là các hành vi lừa đảo, gian lận trong giao dịch điện tử, các hành vi lợi dụng, khai thác trái phép thông tin cá nhân trên mạng.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này bao gồm: ngân sách nhà nước; nguồn đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác của địa phương cho hoạt động ứng dụng CNTT.

2. Ưu tiên kinh phí từ ngân sách Nhà nước để phục vụ các hoạt động hỗ trợ chuyển đổi nhận thức, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, phát triển hạ tầng số, phát triển nền tảng số, xây dựng các cơ sở dữ liệu, đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, chuyển đổi kỹ năng trong môi trường số, các nhiệm vụ, dự án do cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công chức Văn hóa - xã hội

- Tham mưu cho UBND, Chủ tịch UBND xã thực hiện quản lý nhà nước về hạ tầng thông tin, CNTT và truyền thông trên địa bàn xã.

- Tổ chức điều phối, đôn đốc thực hiện, kiểm tra về quản lý nhà nước, tham mưu tổng hợp đánh giá về kểt quả ứng dụng CNTT các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn xã;

- Tổ chức giám sát, phối hợp và thực hiện các dự án, các hạng mục của kế hoạch theo đúng chức năng thẩm quyền và nhiệm vụ được giao.

- Tham mưu UBND xã tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức, các doanh nghiệp, người dân để thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn xã.

- Phối hợp với các thôn lựa chọn để triển khai thử nghiệm công tác truyền thông, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho tổ chức, người dân.

- Phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông, cung cấp dịch vụ số cho các cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn xã đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của tỉnh, của huyện.

2. Công chức Văn phòng - thống kê

- Chủ trì triển khai, khai thác các ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn xã để phục vụ phát triển Chính quyền số.

- Xây dựng các các cơ sở dữ liệu chung phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của UBND xã.

- Triển khai và ứng dụng các dự án tin học hóa tại Bộ phận một cửa điện tử, phòng họp trực tuyến.

- Tham mưu các văn bản quản lý, bảo đảm căn cứ pháp lý cho việc vận hành các ứng dụng CNTT trên địa bàn xã.

- Chủ trì phối hợp với các bộ phận liên quan triển khai và ứng dụng các phần mềm nhằm cải cách hành chính theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông tại bộ phận một cửa của xã.

- Ban hành các Văn bản quy định về vận hành và sử dụng phần mền Quản lý hồ sơ công việc (TD Office) và các quy định khác về phầm mềm ứng dụng trong cơ quan nhà nước trên địa bàn xã.

3. Công chức tài chính - kế toán

- Tham mưu cho UBND xã cân đối ngân sách năm 2023, bố trí kinh phí cho việc phát triển và ứng dụng CNTT của xã, đảm bảo kinh phí cho các hạng mục, dự án theo kế hoạch đã được phê duyệt.

- Tham mưu cho UBND xã cơ chế chính sách huy động các nguồn lực đầu tư, các nguồn vốn đầu tư cho phát triền và ứng dụng CNTT của xã.

- Chủ trì kiểm tra việc chi, thanh quyết toán ngân sách chi cho phát triển và ứng dụng CNTT theo quy định.

4. Các công chức chuyên môn; MTTQ các đoàn thể, đơn vị có liên quan

- Tổ chức quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số; tuyên truyền vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số đến cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức và người dân.

- Căn cứ nội dung Kế hoạch này và các Chương trình, Kế hoạch chuyển đổi số của các Bộ, ngành Trung ương, của tỉnh, huyện chủ động xây dựng Kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện tại bộ phận mình.

- Chủ động nghiên cứu, rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án, đề án để phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; triển khai đối với các dịch vụ thiết yếu như thanh toán tiền điện, nước, các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, dịch vụ y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường, nộp các loại thuế, phí năm 2023 và hằng năm,...

- Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, có kế hoạch đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong cơ quan.

- Phối hợp với Ban biên tập Trang Thông tin điện tử xã cung cấp thông tin, xây dựng các cơ sở dữ liệu chung cho toàn xã.

- Phối hợp triển khai tốt những nhiệm vụ liên quan trong kế hoạch đã đề ra.

5. Các doanh nghiệp trên địa bàn xã

- Là nòng cốt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trong Kế hoạch này.

- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, chủ động thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp, phát triển hạ tầng số, nền tảng số, làm chủ công nghệ lõi, đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

Trên đây là nội dung Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn xã Ái Thượng năm 2023, đề nghị các ban ngành, đoàn thể; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; công chức có liên quan căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện kế hoạch này.

Nơi nhận:

- Phòng VH TT huyện (để B/c);

- TTr Đảng ủy - HĐND (để b/c);

- Chủ tịch, các PCT UBND;

- Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (để t/h);

- Các thôn (để t/h);

- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Trương Thanh Tuyến

Kế hoạch chuyển số trên địa bàn xã Ái Thượng năm 2023

Đăng lúc: 10/01/2023 00:00:00 (GMT+7)

KẾ HOẠCH Chuyển đổi số trên địa bàn xã Ái Thượng năm 2023

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ ÁI THƯỢNG

Số: 07 /KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ái Thượng, ngày 05 tháng 01 năm 2023

KẾ HOẠCH

Chuyển đổi số trên địa bàn xã Ái Thượng năm 2023

Căn cứ Quyết định số 176/QĐ-UBND, ngày 10/01/2022 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Thực hiện kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 21/02/2022 của UBND huyện Bá Thước kế hoạch chuyển đổi số cấp huyện thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Thực hiện kế hoạch số 210/KH-UBND ngày 08/7/2022 của UBND xã Ái Thượng về thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn xã thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

UBND xã Ái Thượng ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn xã với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Chuyển đổi số là xu thế tất yếu và rất cần thiết nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, sức cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm, các doanh nghiệp và cả nền kinh tế của xã. Là phương thức để thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh; nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng, hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền

- Chuyển đổi số là nhiệm vụ chiến lược, xuyên suốt, vừa cấp bách, vừa lâu dài; cần phải có lộ trình, bước đi phù hợp, vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi người dân; đồng thời, phải tận dụng tối đa cơ hội, điều kiện thuận lợi để đi nhanh, đi trước, không để bị tụt hậu.

2. Yêu cầu

- Chuyển đổi số phải được thực hiện đồng bộ, liên thông, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân; lựa chọn một số đơn vị, ngành, lĩnh vực trọng điểm, có lợi thế để thực hiện thí điểm chuyển đổi số, sau đó tổ chức đánh giá, nhân ra diện rộng; ưu tiên xây dựng chính quyền số để thúc đẩy, dẫn dắt phát triển kinh tế số, xã hội số.

- Chuyển đổi số phải thực hiện trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa, huy động đa dạng các nguồn lực để đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng, nâng cao năng lực chuyển đổi số của xã, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và toàn xã hội; phải huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tổ chức thực hiện đồng bộ ở các ngành, các cấp và sự tham gia của toàn dân để bảo đảm cho sự thành công của chuyển đổi số trên địa bàn xã.

II. NỘI DUNG

1. Đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền và hoạt động của các cơ quan, đơn vị; tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của các ban ngành, các sản phẩm, các doanh nghiệp và nền kinh tế của xã; tạo nền tảng để thúc đẩy hình thành và phát triển các ngành, lĩnh vực mới, đẩy nhanh tiến trình xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, tiến bộ; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh.

2. Các chỉ tiêu năm 2023

- Phấn đấu hoàn thành chuyển đổi số theo kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 21/02/2022 của UBND huyên Bá Thước và Kế hoạch số 210/KH-UBND ngày 08/7/2022 của UBND xã Ái Thượng về chuyển đổi số thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa.

- 100% hồ sơ công việc được trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử trên địa bàn xã (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- 70% các dịch vụ công trực tuyến liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh, huyện; được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 70% trở lên; tối thiểu 95% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

- 80% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND Tỉnh, Chủ tịch UBND Tỉnh, UBND Huyện, Chủ tịch UBND Huyện được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, huyện, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

- 20% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

- Lựa chọn 03 thôn trên địa bàn xã thực hiện chuyển đổi số, đạt chỉ tiêu tối thiếu 10%.

- 70% người dân trên địa bàn xã (trên 15 tuổi) tiếp cận và sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin như: PC-Covid, Sổ sức khỏe điện tử, Ứng dụng định danh điện tử VneID, Ứng dụng Mobile banking; mạng xã hội như Zalo, Face Book…

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền xã, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể để đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn toàn xã.

- Cấp ủy đảng, chính quyền quán triệt, triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chủ trương, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh, huyện về chuyển đổi số. Rà soát, bổ sung hành lang pháp lý cho việc thực hiện chuyển đổi số.

- Ưu tiên bố trí ngân sách và huy động các nguồn lực để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và của toàn dân về sự cần thiết, tính cấp thiết của việc chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân nhân tích cực tham gia thực hiện chuyển đổi số ở các địa phương, bộ phận

2. Huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư hạ tầng số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

- Tranh thủ tối đa các nguồn lực, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trên địa bàn xã. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông đầu tư phát triển hạ tầng băng thông rộng cố định, nâng cấp hạ tầng mạng di động 4G, phát triển hạ tầng mạng di động 5G.

- Duy trì Cổng dịch vụ công của xã theo hướng cung cấp dịch vụ số, kết nối, tích hợp với cổng dịch vụ công quốc gia, cổng thanh toán trực tuyến quốc gia; thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên thiết bị di động thông minh tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ công.

- Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình xử lý hồ sơ trên môi trường mạng; thực hiện gửi, nhận văn bản, báo cáo điện tử tích hợp chữ ký số của các cơ quan Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể. Nâng cấp, bổ sung, hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo của xã, kết nối liên thông với hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, huyện.

3. Phát triển xã hội số, góp phần xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

- Đẩy mạnh phổ biến kiến thức về công nghệ số, chuyển đổi số, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số cho cán bộ, công chức, viên chức, chủ doanh nghiệp và người dân; triển khai phổ cập các ứng dụng trong xã hội như: thông tin số, y tế số, giáo dục số, các dịch vụ an sinh xã hội số.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trên một số lĩnh vực để thúc đầy phát triển xã hội số:

4. Tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng và bảo mật thông tin trong thực hiện chuyển đổi số.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện vả xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trên không gian mạng, nhất là các hành vi lừa đảo, gian lận trong giao dịch điện tử, các hành vi lợi dụng, khai thác trái phép thông tin cá nhân trên mạng.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này bao gồm: ngân sách nhà nước; nguồn đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác của địa phương cho hoạt động ứng dụng CNTT.

2. Ưu tiên kinh phí từ ngân sách Nhà nước để phục vụ các hoạt động hỗ trợ chuyển đổi nhận thức, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, phát triển hạ tầng số, phát triển nền tảng số, xây dựng các cơ sở dữ liệu, đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, chuyển đổi kỹ năng trong môi trường số, các nhiệm vụ, dự án do cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công chức Văn hóa - xã hội

- Tham mưu cho UBND, Chủ tịch UBND xã thực hiện quản lý nhà nước về hạ tầng thông tin, CNTT và truyền thông trên địa bàn xã.

- Tổ chức điều phối, đôn đốc thực hiện, kiểm tra về quản lý nhà nước, tham mưu tổng hợp đánh giá về kểt quả ứng dụng CNTT các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn xã;

- Tổ chức giám sát, phối hợp và thực hiện các dự án, các hạng mục của kế hoạch theo đúng chức năng thẩm quyền và nhiệm vụ được giao.

- Tham mưu UBND xã tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức, các doanh nghiệp, người dân để thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn xã.

- Phối hợp với các thôn lựa chọn để triển khai thử nghiệm công tác truyền thông, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho tổ chức, người dân.

- Phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông, cung cấp dịch vụ số cho các cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn xã đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của tỉnh, của huyện.

2. Công chức Văn phòng - thống kê

- Chủ trì triển khai, khai thác các ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn xã để phục vụ phát triển Chính quyền số.

- Xây dựng các các cơ sở dữ liệu chung phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của UBND xã.

- Triển khai và ứng dụng các dự án tin học hóa tại Bộ phận một cửa điện tử, phòng họp trực tuyến.

- Tham mưu các văn bản quản lý, bảo đảm căn cứ pháp lý cho việc vận hành các ứng dụng CNTT trên địa bàn xã.

- Chủ trì phối hợp với các bộ phận liên quan triển khai và ứng dụng các phần mềm nhằm cải cách hành chính theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông tại bộ phận một cửa của xã.

- Ban hành các Văn bản quy định về vận hành và sử dụng phần mền Quản lý hồ sơ công việc (TD Office) và các quy định khác về phầm mềm ứng dụng trong cơ quan nhà nước trên địa bàn xã.

3. Công chức tài chính - kế toán

- Tham mưu cho UBND xã cân đối ngân sách năm 2023, bố trí kinh phí cho việc phát triển và ứng dụng CNTT của xã, đảm bảo kinh phí cho các hạng mục, dự án theo kế hoạch đã được phê duyệt.

- Tham mưu cho UBND xã cơ chế chính sách huy động các nguồn lực đầu tư, các nguồn vốn đầu tư cho phát triền và ứng dụng CNTT của xã.

- Chủ trì kiểm tra việc chi, thanh quyết toán ngân sách chi cho phát triển và ứng dụng CNTT theo quy định.

4. Các công chức chuyên môn; MTTQ các đoàn thể, đơn vị có liên quan

- Tổ chức quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số; tuyên truyền vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số đến cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức và người dân.

- Căn cứ nội dung Kế hoạch này và các Chương trình, Kế hoạch chuyển đổi số của các Bộ, ngành Trung ương, của tỉnh, huyện chủ động xây dựng Kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện tại bộ phận mình.

- Chủ động nghiên cứu, rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án, đề án để phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; triển khai đối với các dịch vụ thiết yếu như thanh toán tiền điện, nước, các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, dịch vụ y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường, nộp các loại thuế, phí năm 2023 và hằng năm,...

- Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, có kế hoạch đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong cơ quan.

- Phối hợp với Ban biên tập Trang Thông tin điện tử xã cung cấp thông tin, xây dựng các cơ sở dữ liệu chung cho toàn xã.

- Phối hợp triển khai tốt những nhiệm vụ liên quan trong kế hoạch đã đề ra.

5. Các doanh nghiệp trên địa bàn xã

- Là nòng cốt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trong Kế hoạch này.

- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, chủ động thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp, phát triển hạ tầng số, nền tảng số, làm chủ công nghệ lõi, đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

Trên đây là nội dung Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn xã Ái Thượng năm 2023, đề nghị các ban ngành, đoàn thể; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; công chức có liên quan căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện kế hoạch này.

Nơi nhận:

- Phòng VH TT huyện (để B/c);

- TTr Đảng ủy - HĐND (để b/c);

- Chủ tịch, các PCT UBND;

- Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (để t/h);

- Các thôn (để t/h);

- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Trương Thanh Tuyến