Nhận thức đúng về Đề án 06 để cùng đồng hành.
Ngày 6-1-2022 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi là Đề án 06).
Nhận thức đúng để cùng đồng hành.
Ngày 6-1-2022 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi là Đề án 06).
Ngày 6-1-2022 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi là Đề án 06). Đây được xem là việc số hóa thông tin dân cư một cách quy mô, bài bản, nhằm thay đổi phương thức quản lý công dân từ thủ công, sử dụng giấy tờ sang hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, khắc phục tình trạng thiếu thống nhất, nâng cao hiệu quả, tính chính xác trong quản lý thông tin cơ bản của công dân.
Thực hiện hiệu quả đề án này cũng giúp tiết kiệm thời gian, công sức, cơ sở vật chất trong xây dựng và vận hành các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, góp phần thúc đẩy xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số.
Tại Thanh Hóa, ngày 11-2-2022 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 32/KH-UBND triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, xác định mục tiêu tổng quát, các mục tiêu cụ thể với 5 nhóm tiện ích, và đã đưa ra được các giải pháp thực hiện với lộ trình của từng nhiệm vụ trong năm 2022 và giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030. Kèm theo đó là 25 danh mục thủ tục hành chính thiết yếu ưu tiên, tích hợp chia sẻ dữ liệu dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và 38 nhiệm vụ cụ thể, từ đó phân công trách nhiệm đơn vị chủ trì và các đơn vị phối hợp, cũng như đề ra các mốc thời gian hoàn thành.
Dù đem lại lợi ích thiết thực, nhưng thách thức đặt ra trước mắt trong việc thực hiện Đề án 06 là không hề nhỏ. Đặc biệt, vẫn còn tâm lý quyền anh, quyền tôi, tư tưởng cục bộ cát cứ như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ ra tại hội nghị triển khai đề án này. Cùng với đó, việc chuyển đổi thói quen, nếp nghĩ, cách làm của nhiều cấp, ngành và người dân còn chậm, khó có thể cho phép thực hiện ngay, từ đó đe dọa đến các mốc thời gian của kế hoạch.
Theo Trung tá Lê Hồng Thái, Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh thì, thời gian qua dù đã triển khai công tác tuyên truyền về các nội dung của Đề án 06, nhất là về những tiện ích thiết thực mang lại cho người dân, nhưng do nhận thức và trình độ công nghệ thông tin của người dân còn hạn chế nên vẫn chưa nắm rõ và đầy đủ những tiện ích, quyền lợi được hưởng. Đáng nói, trong công tác phối hợp một số đơn vị, địa phương chưa có sự phối hợp thường xuyên, liên tục; một số đơn vị chưa nhận thức rõ, đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, tính cấp bách của đề án, dẫn đến việc coi đây là nhiệm vụ của lực lượng công an, nên chưa quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và triển khai theo chức năng, nhiệm vụ.
Vẫn biết để triển khai thực hiện những việc mới, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành sẽ khó tránh khỏi những vướng mắc ban đầu, nhất là trong công tác phối hợp. Tuy nhiên, mỗi ngành, mỗi địa phương cần phải chia sẻ, cùng nhau vượt qua khó khăn, khắc phục ngay những nhận thức chưa đầy đủ, chưa sâu sắc về Đề án 06, tất cả vì mục tiêu chung, góp phần đảm bảo tiến độ thực hiện chung của toàn tỉnh như Kế hoạch số 32/KH-UBND đã đề ra.
Nguồn: baothanhhoa.vn
Tin cùng chuyên mục
-
Thực hiện chi trả An sinh xã hội không dùng tiền mặt
11/11/2024 00:00:00 -
Hưởng ứng ngày Chuyển đổi số Quốc gia 10/10/2024
01/10/2024 00:00:00 -
Tham gia bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số năm 2024 trên nền tảng MobiEdu
10/09/2024 00:00:00 -
Tiếp tục thực hiện Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội
12/06/2024 00:00:00
Nhận thức đúng về Đề án 06 để cùng đồng hành.
Ngày 6-1-2022 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi là Đề án 06).
Nhận thức đúng để cùng đồng hành.
Ngày 6-1-2022 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi là Đề án 06).
Ngày 6-1-2022 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi là Đề án 06). Đây được xem là việc số hóa thông tin dân cư một cách quy mô, bài bản, nhằm thay đổi phương thức quản lý công dân từ thủ công, sử dụng giấy tờ sang hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, khắc phục tình trạng thiếu thống nhất, nâng cao hiệu quả, tính chính xác trong quản lý thông tin cơ bản của công dân.
Thực hiện hiệu quả đề án này cũng giúp tiết kiệm thời gian, công sức, cơ sở vật chất trong xây dựng và vận hành các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, góp phần thúc đẩy xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số.
Tại Thanh Hóa, ngày 11-2-2022 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 32/KH-UBND triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, xác định mục tiêu tổng quát, các mục tiêu cụ thể với 5 nhóm tiện ích, và đã đưa ra được các giải pháp thực hiện với lộ trình của từng nhiệm vụ trong năm 2022 và giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030. Kèm theo đó là 25 danh mục thủ tục hành chính thiết yếu ưu tiên, tích hợp chia sẻ dữ liệu dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và 38 nhiệm vụ cụ thể, từ đó phân công trách nhiệm đơn vị chủ trì và các đơn vị phối hợp, cũng như đề ra các mốc thời gian hoàn thành.
Dù đem lại lợi ích thiết thực, nhưng thách thức đặt ra trước mắt trong việc thực hiện Đề án 06 là không hề nhỏ. Đặc biệt, vẫn còn tâm lý quyền anh, quyền tôi, tư tưởng cục bộ cát cứ như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ ra tại hội nghị triển khai đề án này. Cùng với đó, việc chuyển đổi thói quen, nếp nghĩ, cách làm của nhiều cấp, ngành và người dân còn chậm, khó có thể cho phép thực hiện ngay, từ đó đe dọa đến các mốc thời gian của kế hoạch.
Theo Trung tá Lê Hồng Thái, Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh thì, thời gian qua dù đã triển khai công tác tuyên truyền về các nội dung của Đề án 06, nhất là về những tiện ích thiết thực mang lại cho người dân, nhưng do nhận thức và trình độ công nghệ thông tin của người dân còn hạn chế nên vẫn chưa nắm rõ và đầy đủ những tiện ích, quyền lợi được hưởng. Đáng nói, trong công tác phối hợp một số đơn vị, địa phương chưa có sự phối hợp thường xuyên, liên tục; một số đơn vị chưa nhận thức rõ, đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, tính cấp bách của đề án, dẫn đến việc coi đây là nhiệm vụ của lực lượng công an, nên chưa quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và triển khai theo chức năng, nhiệm vụ.
Vẫn biết để triển khai thực hiện những việc mới, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành sẽ khó tránh khỏi những vướng mắc ban đầu, nhất là trong công tác phối hợp. Tuy nhiên, mỗi ngành, mỗi địa phương cần phải chia sẻ, cùng nhau vượt qua khó khăn, khắc phục ngay những nhận thức chưa đầy đủ, chưa sâu sắc về Đề án 06, tất cả vì mục tiêu chung, góp phần đảm bảo tiến độ thực hiện chung của toàn tỉnh như Kế hoạch số 32/KH-UBND đã đề ra.
Nguồn: baothanhhoa.vn